Asset-Herausgeber

null Khảo sát thực tế tình hình thực hiện Đề án TCCNN và Công tác giảm nghèo bền vững tại huyện Châu Thành

Trang chủ TIN HOAT DONG

Khảo sát thực tế tình hình thực hiện Đề án TCCNN và Công tác giảm nghèo bền vững tại huyện Châu Thành

Sáng ngày 06/8/2024, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Huỳnh Minh Tuấn, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới gắn với Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và công tác giảm nghèo bền vững của tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025 có buổi khảo sát thực tế tình hình thực hiện Đề án TCCNN và Công tác giảm nghèo bền vững tại huyện Châu Thành.

Quang cảnh buổi làm việc với BCĐ huyện Châu Thành về nội dung thực hiện đề án TCCNNN và công tác giảm nghèo bền vững

Cùng tham dự buổi làm viêc có đại diện lãnh đạo các đơn vị liên quan: Các Sở Nông nghiệp và PTNT, Lao động - Thương binh và Xã hội, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Tài chính; Liên minh HTX Tỉnh; Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Tỉnh và Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới gắn với Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và công tác giảm nghèo bền vững huyện Châu Thành (Ban Chỉ đạo huyện Châu Thành) .

Huyện đã cụ thể hóa Kết luận số 250-KL/TU ngày 09/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh về tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2025 và Kế hoạch số 65/KH-UBND ngày 28/02/2022 của UBND Tỉnh về thực hiện Kết luận số 250-KL/TU; có lộ trình, phân công cụ thể cho từng đơn vị, theo dõi chặt chẽ trong quá trình thực hiện.Đối với việc thực hiện các chỉ tiêu theo Kết luận số 250-KL/TU ngày 09/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh, đến thời điểm này, cơ bản đạt chỉ tiêu đề ra.

- Về Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp cuối năm 2023 chiếm 46,22% (33.595/72.685 người); huyện đề ra lộ trình đến 2025 giảm tỷ lệ xuống còn dưới 40% trong tổng số lao động xã hộ, đáp ứng được chỉ tiêu của Kết luận số 250-KL/TU; Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến cuối năm 2023 đạt 61,125 triệu đồng/người /năm, ước đến năm 2025 đạt theo Kế hoạch (đạt ≥ 76 triệu đồng/người/năm). Nếu phấn đấu thực hiện theo lộ trình sẽ đạt cao hơn so với chỉ tiêu Kết luận số 250-KL/TU “đến năm 2025, thu nhập người dân nông thôn tăng 1,6 lần so năm 2020 (tương đương 75,2 triệu đồng/năm).

- Về giảm nghèo:Tỷ lệ hộ nghèo toàn Huyện đến cuối năm 2023 còn 0,97%, đạt so với Kết luận số 250-KL/TU “đến năm 2025, giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 3%.

Phó Chủ tịch Huỳnh Minh Tuấn chủ trì buổi làm việc - Chỉ đạo tại buổi làm việc  Phó Chủ tịch Huỳnh Minh Tuấn ghi nhận kết quả nỗ lực của Ban Chỉ đạo Huyện đã quyết liệt triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và công tác giảm nghèo bền vững của huyện Châu Thành

Đến thời điểm hiện tại, tổng số sản phẩm OCOP trên địa bàn Huyện là 38 sản phẩm (trong đó, có 24 sản phẩm 03 sao, 13 sản phẩm 04 sao và 01 sản phẩm 05 sao). Trong 06 tháng đầu năm 2024, Huyện tập trung hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể chuẩn hóa hồ sơ và chất lượng các sản phẩm có tiềm năng để tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; dự kiến năm 2024 có 19 sản phẩm mới và 09 sản phẩm đánh giá lại.

Huyện đã triển khai thực hiện 07 mô hình nông nghiệp gắn với ứng dụng chuyển đổi số: (i) Mô hình ứng dụng chuyển đổi số để thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm chanh xã Tân Bình, quy mô 10 ha/10 hộ; (ii) Mô hình sản xuất sầu riêng theo hướng VietGAP gắn với ứng dụng chuyển đổi số để thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm xã Phú Hựu, quy mô 20 ha/22 hộ; (iii) Mô hình ứng dụng chuyển đối số thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm nhãn, quy mô 50 ha/ hộ trên địa bàn 03 xã An Nhơn, An Khánh và An Phú Thuận; (iv) Mô hình trồng khoai lang theo hướng VietGAP gắn với ứng dụng chuyển đổi số để truy xuất nguồn gốc sản phẩm ở xã Phú Long, với diện tích 15 ha; (v) Mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ ứng dụng chuyển đối số truy xuất nguồn gốc sản phẩm, quy mô 10 ha/ 13 hộ trên địa bàn xã Tân Nhuận Đông.

Ngoài ra, Huyện đã xây dựng 05 vùng nguyên liệu: lúa gạo, nhãn, khoai lang, cá tra và heo. Cũng như triển khai hiểu quả nhiều mô hình như: Mô hình hội quán; Mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, hữu cơ; Mô hình sản xuất nhãn theo hướng hữu cơ, tiêu chuẩn VietGAP: Tổng diện tích triển khai thực hiện 145 ha/05 mô hình, trên 203 hộ dân tham gia. Mô hình đạt hiệu quả kép và đa giá trị; Mô hình ứng dụng công nghệ số trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm; Mô hình “1 phải, 5 giảm” trên cây lúa; Mô hình sử dụng chế phẩm IMO trong tái chế rác thải nông nghiệp, phụ phẩm nông nghiệp làm phân hữu cơ, cung cấp nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, góp phần giảm chi phí sản xuất, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt từng bước hướng đến nền sản xuất nông nghiệp nền vững theo hướng hữu cơ, tuần hoàn.

Chỉ đạo tại buổi làm việc Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Minh Tuấn đánh giá cao kết quả nỗ lực của Ban Chỉ đạo Huyện đã quyết liệt triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và công tác giảm nghèo bền vững tại địa phương. Đồng thời yêu cầu UBND huyện Châu Thành trong thời gian tới cần xây dựng các giải pháp cụ thể và có lộ trình khắc phục những tồn tại, hạn chế đã nêu bằng các mô hình, kế hoạch theo nhiệm vụ của địa phương; đặc biệt, chú trọng vào những hạn chế, tồn tại của các ngành hàng chủ lực mà huyện đã chọn.

Phó Chủ tịch huyện Phan Thanh Dũng giải trình một số nội dung vướng mắc, cần làm rrõ thêm của đoàn kiểm tra đặt

Sáng cùng ngày, Đoàn công tác đã khảo sát thực tế mô hình thực hiện Đề án TCCNN và Công tác giảm nghèo bền vững tại huyện Châu Thành.

Đoàn khảo sát dự án hỗ trợ sinh kế cho người nghèo thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo tại hộ Trần Thanh Nhân, hộ nghèo, vay 40 triệu đồng dự án nuôi dê

Đoàn khảo sát mô hình mô hình sản xuất sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP và ứng dụng chuyển đổi số trong Truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Huỳnh Mai