Sisältöjulkaisija

null Huyện Tháp Mười: Sơ kết 3 năm thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp (giai đoạn 2021-2023)

Trang chủ CHUONG TRINH - DE AN

Huyện Tháp Mười: Sơ kết 3 năm thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp (giai đoạn 2021-2023)

Sáng ngày 19/6, Uỷ ban nhân dân huyện Tháp Mười đã tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp (giai đoạn 2021-2023), do Ông Đinh Công Phủ Phó Chủ tịch UBND Huyện và Ông Bùi Văn Sơn Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT Huyện đồng chủ trì.

Quang cảnh Hội nghị

Thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 huyện Tháp Mười đã tập trung chỉ đạo các ban, ngành huyện và UBND các xã, thị trấn phát huy giá trị của các ngành hàng chủ lực của huyện (6 ngành hàng: lúa gạo, sen, mít, vịt, cá sặc rằn, ếch), phấn đấu đạt các chỉ tiêu theo Kế hoạch đề ra. Qua báo cáo của huyện, sau 03 năm thực hiện Đề án (2021-2023) đã đạt được những kết quả nổi bật như sau: Tăng trưởng khu vực nông-lâm-thuỷ sản bình quân/năm năm 2023 đạt ≥ 4,68% (vượt so kế hoạch năm 2025 là 3,5%); Tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo chiếm 56,07%; Thu nhập bình quân đầu người 67,44 triệu đồng/người/năm; Xây dựng nông thôn mới có 12/12 xã giữ vững tiêu chí nông thôn mới, 6/12 xã giữ vững tiêu chí nông thôn mới nâng cao; Huyện có 04/06 ngành hàng có truy xuất nguồn gốc (gồm: lúa gạo, sen, vịt, cá sặc rằn); hợp tác, liên kết được củng cố và phát triển với 22 HTX và 01 chi nhánh HTX (HTX Nông nghiệp – Thuỷ san Long Sơn), HTX đạt loại khá chiếm trên 45%; 130 THT (3.205 thành viên), 15 hội quán (649 thành viên), 12 Tổ khuyến nông cộng đồng/12 xã; sản phẩm OCOP đa dạng với 38 sản phẩm đạt 3 sao trở lên (28 sản phẩm 3 sao, 10 sản phẩm 4 sao). Trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện Tháp Mười đã thực hiện, ứng dụng nhiều mô hình nông nghiệp tiên tiến, chuyển đổi số trong nông nghiệp hướng tới nền nông nghiệp xanh, phát thải cac-bon thấp thân thiện với môi trường; nền nông nghiệp đầu tư có trách nhiệm, minh bạch như: Mô hình cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết kiệm nước ứng dụng các giải pháp công nghệ 4.0 tại xã Mỹ Đông, quy mô 500 ha; Mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại xã Thạnh Lợi, quy mô 02 ha, xã Mỹ Quí, quy mô 04 ha; Mô hình lúa theo tiêu chuẩn SRP tại xã Mỹ Hoà, quy mô 20 ha; Mô hình nuôi vịt tuần hoàn tại xã Mỹ Hòa và Trường Xuân, quy mô 500 ha; Mô hình trồng sen lấy củ tại xã Trường Xuân, quy mô 03 ha; mô hình điểm quy mô 100 ha chuyển đổi sản xuất hữu cơ, ứng dụng cơ giới hóa, công nghệ 4.0 gắn với liên kết tiêu thụ và du lịch trải nghiệm tại xã Hưng Thạnh.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung chia sẻ, thảo luận các vấn đề còn khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện các ngành hàng chủ lực của Huyện, về khâu sản xuất chưa nhân rộng được các mô hình thí điểm hiệu quả, phát huy hiệu quả các chính sách hỗ trợ, về đầu tư hạ tầng, ứng dụng công nghệ vào sản xuất,…

Nhân dịp Hội nghị này, UBND huyện Tháp Mười đã tặng Giấy khen cho nhiều Tập thể và Cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của huyện giai đoạn 2021-2023.

Ông Đinh Công Phủ, Phó Chủ tịch UBND Huyện trao tặng Bằng Khen cho các Tập thể và Cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của huyện giai đoạn 2021-2023

Nguyễn Hưng