Publicador de contenidos

null Huyện Lai Vung: Tập trung giải ngân nguồn vốn thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trong năm 2024

Chi tiết bài viết TIN HOAT DONG

Huyện Lai Vung: Tập trung giải ngân nguồn vốn thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trong năm 2024

Vừa qua ngày 10/8/2024, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Huỳnh Minh Tuấn, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới gắn với Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và công tác giảm nghèo bền vững của tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025 có buổi khảo sát thực tế tình hình thực hiện Đề án TCCNN và Công tác giảm nghèo bền vững tại huyện Lai Vung .

Quang cảnh buổi làm việc với BCĐ huyện Lai Vung về nội dung thực hiện đề án TCCNNN và công tác giảm nghèo bền vững.

Cùng tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các đơn vị liên quan: Các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Lao động - Thương binh và Xã hội, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Liên minh HTX Tỉnh, Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Tỉnh và Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới gắn với Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và công tác giảm nghèo bền vững huyện Lai Vung (Ban Chỉ đạo huyện Lai Vung).

Giai đoạn từ năm 2021 đến 6 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo/Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững cũng như nhiều chương trình, kế hoạch giai đoạn và hàng năm để đảm bảo đúng quy định.

- Về Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: huyện đã đạt những kết quả khả quan. Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được thực hiện tốt và có chuyển biến tích cực. Tổng giá trị sản xuất toàn ngành (theo giá năm 2010) giai đoạn từ năm 2021 đến 6 tháng đầu năm 2024 đạt 10.724,36 tỷ đồng, theo giá thực tế 19.457,66 tỷ đồng (ước tổng giá trị sản xuất toàn ngành (theo giá năm 2010) giai đoạn 2021 - 2024 đạt 12.021,26 tỷ đồng, theo giá thực tế 22.255,71 tỷ đồng). Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9,1%/năm. Diện mạo nông thôn của huyện ngày càng khởi sắc, đời sống nhân dân được cải thiện; thu nhập bình quân đầu người toàn huyện năm 2023 đạt 63,976 triệu đồng/người/năm (ước năm 2024 đạt 68,8 triệu đồng/người/năm). Đến tháng 6 năm 2024, trên địa bàn Huyện có 11/11 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới; 04 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao; thị trấn Lai Vung đạt chuẩn đô thị văn minh; huyện đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn NTM năm 2023 (ước đến cuối năm 2024, có 100% số xã duy trì và đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021 - 2025; xã Tân Dương, Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Phước duy trì đạt chuẩn NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025; xã Long Thắng, Long Hậu đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024; duy trì Huyện đạt chuẩn huyện NTM). Trên địa bàn Huyện có 36 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP (01 sản phẩm đạt 4 sao và 35 sản phẩm đạt 3 sao) và còn nhiều sản phẩm tiềm năng khác đang tiếp tục hoàn thiện về chất lượng, mẫu mã bao bì để tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm trong những năm tiếp theo;  có 11/11 xã đã được chứng nhận VietGAP, an toàn thực phẩm trên các loại nông sản chủ lực của địa phương như cây ăn trái, lúa gạo, cụ thể: diện tích VietGAP được chứng nhận là 43 ha, diện tích được chứng nhận an toàn thực phẩm là 125 ha. Đây là bước đầu, là tiền đề trong việc thực hiện chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp. Giai đoạn từ năm 2021 đến 6 tháng đầu năm 2024, đã triển khai 43 lớp nghề phi nông nghiệp, có 1.020 người tham gia; 17 lớp nghề nông nghiệp, có 508 người tham gia; giải quyết việc làm cho 16.267 lao động, trong đó: 908 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Huyện cũng đã xây dựng 04 vùng sản xuất tập trung: (1) Vùng sản xuất lúa chất lượng cao; (2) Vùng chuyên canh cây màu; (3) Vùng sản xuất cây có múi; (4) Vùng sản xuất hoa kiểng.

- Về giảm nghèo: tỷ lệ hộ nghèo toàn Huyện đến cuối năm 2023 còn 2,3%, đạt so với Kết luận số 250-KL/TU “đến năm 2025, giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 3%”.

- Về kết quả thực hiện các dự án, tiểu dự án còn nhiều khó khăn, nhất là việc vận động người dân tham gia Dự án, tiểu dự án còn nhiều khó khăn, không thực hiện được, cụ thể Tiểu dự án 1, Dự án 4 Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững, do đối tượng là hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo đa phần là vì cuộc sống mưu sinh đi làm thuê hàng ngày không có thời gian học.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Chánh Văn phòng Điều phối Tỉnh, Ông Nguyễn Văn Vũ Minh tham gia đóng góp kết quả thực hiện của huyện, cũng như trả lời nhưng nội dung kiến nghị của địa phương các nội dung thuộc thẩm quyền của đơn vị

Phó Chủ tịch UBND tỉnh/Phó Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh - Ông Huỳnh Minh Tuấn phát biểu tại buổi làm việc

Chỉ đạo tại buổi làm việc Phó Chủ tịch UBND tỉnh/Phó Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh - Ông Huỳnh Minh Tuấn đánh giá cao kết quả nỗ lực của Ban Chỉ đạo Huyện đã quyết liệt triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và công tác giảm nghèo bền vững tại địa phương cũng như ghi nhận những khó khăn trong quá trình thực hiện giải ngân nguồn vốn thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững của địa phương. Đề nghị huyện Lai Vung và các xã dự kiến xây dựng các dự án, mô hình giảm nghèo (cả Dự án 2 và tiểu dự án 1, Dự án 3) cần quan tâm hơn nữa đến hộ mới thoát nghèo, nhất là hộ thoát nghèo có tư duy, khả năng làm kinh tế tốt, tận dụng thế mạnh của địa phương để gợi ý, định hướng, hướng dẫn cách làm kinh tế; khẩn trương xây dựng phương án, giải pháp giải ngân các nguồn vốn trong năm 2024….

Sáng cùng ngày Đoàn khảo sát thực tế một số mô hình thực hiện Đề án TCCNN và Công tác giảm nghèo bền vững tại huyện Lai Vung.

Đoàn khảo sát Mô hình HTX Dịch vụ hoa kiểng Tân Dương. Hiện tại HTX có 77 thành viên, trong đó 90,9% thành viên sử dụng dịch vụ của HTX

Đoàn khảo sát thực tế Mô hình đa dạng hóa sinh kế thuộc Dự án 2 xã Long Thắng tại hộ Nguyễn Văn Tốt

Huỳnh Mai