Xuất bản thông tin

null Sơ kết thực hiện Đề án "Thí điểm mô hình đào tạo hệ trung cấp lĩnh vực nông nghiệp chất lượng cao cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp"

Chi tiết bài viết CHU TRUONG - CHINH SACH

Sơ kết thực hiện Đề án "Thí điểm mô hình đào tạo hệ trung cấp lĩnh vực nông nghiệp chất lượng cao cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp"

Sáng nay (ngày 28/7), Trường Cao đẳng cộng đồng tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện Đề án "Thí điểm mô hình đào tạo hệ trung cấp lĩnh vực nông nghiệp chất lượng cao cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp".

Tham dự Hội nghị có ông Phạm Thiện Nghĩa - Chủ tịch UBND tỉnh - Chủ tịch Hội đồng nhà trường; ông Phạm Quang Huy - Hiệu trưởng trường Cao đẳng cộng đồng tỉnh Đồng Tháp đồng chủ trì; sự tham gia của ông Phạm Hữu Lợi - Giám đốc Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hoá Nhật Bản tỉnh Nam Định, lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và XH, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục và Đào tạo, Văn phòng UBND tỉnh; các Phó Hiệu trưởng, các phòng chuyên môn và Thầy, cô bộ môn thuộc trường Cao đẳng cộng đồng tỉnh Đồng Tháp; Báo, Đài trên địa bàn tỉnh.

Quang cảnh Hội nghị Sơ kết

Theo báo cáo của Trường Cao đẳng cộng đồng tỉnh Đồng Tháp, năm 2022 trường đã tổ chức tuyển sinh, thành lập tổ chức 02 lớp đào tạo hệ trung cấp lĩnh vực nông nghiệp chất lượng cao với số lượng nhập học 53 em, trong đó: Công nghệ thực phẩm (32 em), Trồng trọt và bảo vệ thực vật (21 em); Số lượng thực học đến tháng 7/2023 là 35 em, trong đó: Công nghệ thực phẩm (15 em), Trồng trọt và bảo vệ thực vật (20 em). Các em học sinh của 2 lớp trung cấp Trồng trọt và bảo vệ thực vật, Công nghệ thực phẩm theo Đề án vừa học chuyên môn, vừa học văn hóa song song (lớp 10) tại Trung tâm GDTX tỉnh Đồng Tháp, đang tham gia học tiếng Nhật. Chương trình đào tạo hai ngành trong Đề án đã có giấy phép hoạt động, được xây dựng và đáp ứng được chuẩn đầu ra về chuyên môn và được các đơn vị sử dụng đánh giá cao; Đội ngũ cán bộ, giảng viên tham gia thực hiện đề án có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng tốt yêu cầu về đào tạo; Các em học sinh rất thích học theo chương trình này; Trường đã ký kết với các công ty tuyển HSSV sau khi tốt nghiệp đi làm việc tại Nhật Bản. Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện mô hình vẫn còn một số khó khăn như: Các em gặp khó khăn trong sắp xếp thời gian vừa phải tham gia học chuyên môn, vừa học văn hóa THPT hệ giáo dục thường xuyên; Chưa có chuyên gia Nhật tham gia cập nhật, chỉnh sửa chương trình đào tạo cũng như việc chia sẻ thông tin về đất nước Nhật Bản đến các em.

Trong năm học 2023 - 2024, trường sẽ tăng cường các hoạt động tổ chức các hoạt động giao lưu, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm về sinh hoạt, tác phong, việc làm tại Nhật cho các em (mời các đối tác đã đi Nhật, các công ty, doanh nghiệp tuyển dụng làm việc ở Nhật trong lĩnh vực này); Triển khai mời thêm các chuyên gia Nhật Bản thuộc các lĩnh vực: Bảo quản và chế biến lương thực, chế biến các sản phẩm từ bột, kỹ thuật lên men thực phẩm, phân tích đất, chọn giống cây trồng, kỹ thuật làm phân bón vi sinh, phân hữu cơ, nông nghiệp hữu cơ... đến giảng dạy học sinh, đào tạo giảng viên, cùng giảng viên của trường cập nhật chương trình đào tạo phù hợp; Mở rộng phòng văn hóa Nhật kết hợp thư viện tự giác và chương trình nghiên cứu ứng dụng của Trường.

Tại Hội nghị này, các đại biểu đã chia sẻ, trao đổi nhiều thông về việc đổi mới Chương trình đào tạo, việc đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyển sinh học sinh tham gia đào tạo theo mô hình, giải pháp phát huy chất lượng đào tạo, tăng tính thu hút tích cực của các em trong quá trình học tập;….

Ông Phạm Hữu Lợi - Giám đốc Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hoá Nhật Bản tỉnh Nam Định chia sẻ kinh nghiệm từ Trường Cấp 3 Nông nghiệp Nam Định

Ông Phạm Thiện Nghĩa - Chủ tịch UBND tỉnh - Chủ tịch Hội đồng nhà trường phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Chủ tịch UBND Tỉnh - Chủ tịch Hội đồng nhà trường Phạm Thiện Nghĩa đánh giá cao những kết quả ban đầu của Đề án đã đạt được. Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị trường Cao đẳng cộng đồng tỉnh đánh giá cụ thể hơn từng chỉ tiêu, nhiệm vụ trong Đề án, phân tích rõ nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn để đề xuất giải pháp khắc phục, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện; cần chủ động trong công tác phối hợp giữa các ngành để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hiện tại; phải thay đổi cách nhìn, cách làm, quan tâm đến chất lượng sản phẩm đầu ra, xem sinh viên là trung tâm trong quá trình đào tạo; phải thật có quyết tâm, niềm tin thực hiện thành công mô hình này đóng góp xây dựng đội ngũ nông dân chuyên nghiệp phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển sản phẩm OCOP của tỉnh nhà, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội chung của tinh;…

Nguyễn Hưng