Xuất bản thông tin

null Tỉnh Đồng Tháp công nhận thêm 01 nghề truyền thống và 01 làng nghề

Chi tiết bài viết CHUONG TRINH - DE AN

Tỉnh Đồng Tháp công nhận thêm 01 nghề truyền thống và 01 làng nghề

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa vừa ký Quyết định công nhận nghề làm Nem Lai Vung, huyện Lai Vung là nghề truyền thống và công nhận nghề đan các sản phẩm mỹ nghệ từ lục bình tại ấp Mỹ Đông Bốn, xã Mỹ Thọ huyện Cao Lãnh là làng nghề.

Nghề làm Nem Lai Vung đạt 03/03 tiêu chí nghề truyền thống theo quy định tại Điều 5, Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. Cụ thể:

- Tiêu chí: Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm và hiện đang tiếp tục phát triển đến thời điểm đề nghị công nhận.

- Tiêu chí: Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc

- Tiêu chí: Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề

Ảnh sản phẩm nem Lai Vung

Làng nghề đan các sản phẩm mỹ nghệ từ lục bình ấp Mỹ Đông Bốn, xã Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh đạt 03/03 tiêu chí làng nghề theo quy định tại Điều 5, Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. Cụ thể:

- Tiêu chí: Có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn theo quy định. Làng nghề đan các sản phẩm mỹ nghệ từ lục bình ấp Mỹ Đông Bốn, xã Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh hiện có 98/450 hộ tham gia hoạt động làm nghề, đạt 22% (98/450 tổng số hộ trên địa bàn ấp), với 196 lao động/98 hộ tham gia tham gia làm nghề.

- Tiêu chí: Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị công nhận. Trong thời gian qua, làng nghề hoạt động ổn định, có hiệu quả, giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở địa phương, góp phần nâng cao thu nhập của người dân nông thôn. Bình quân mỗi lao động tham gia làm nghề có thu nhập từ 1.000.000 đến 3.500.000 đồng/người/tháng. Làng nghề hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định trong 02 năm liên tục 2021 và 2022

- Tiêu chí: Đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành. Địa phương đã xây dựng và phê duyệt phương án án bảo vệ môi trường làng nghề tại Quyết định số 550/QĐ-UBND ngày 26/9/2023 của UBND huyện Cao Lãnh. Việc tổ chức sản xuất của các hộ làm nghề luôn chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường. Tại các cơ sở/hộ đan lục bình, các loại chất thải phát sinh đều được các cơ sở/hộ thu gom, xử lý đúng quy định về bảo vệ môi trường trong làng nghề.

Ảnh hoạt động tại làng nghề đan các sản phẩm mỹ nghệ từ lục bình, xã Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh

Các nghề truyền thống, làng nghề được Ủy ban nhân dân Tỉnh cấp bằng công nhận làng nghề, được hưởng các chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn quy định tại Quyết định số 25/2019/QĐ-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2019 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh và các quy định hiện hành. Kèm theo Bằng công nhận còn được hỗ trợ trực tiếp 10 triệu đồng/nghề truyền thống và 30 triệu đồng/làng nghề theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Tại Quyết định Uỷ ban nhân dân tỉnh giao Uỷ ban nhân dân huyện Lai Vung, Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lãnh tổ chức công bố Quyết định và trao bằng công nhận nghề truyền thống, làng nghề đúng quy định, đảm bảo trang trọng, tiết kiệm. Hằng năm định kỳ báo cáo việc quản lý bằng công nhận và tình hình thực hiện các quy định về tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề tại khoản 7 Điều 6 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.

Luỹ kế, toàn tỉnh có 41 nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận theo quy định (tăng 01 nghề truyền thống, 01 làng nghề so năm 2022). Trong đó, có 01 nghề truyền thống, 22 làng nghề và 18 làng nghề truyền thống với các sản phẩm khá đa dạng tập trung chủ yếu vào 5 nhóm: chế biến và bảo quản nông, lâm thuỷ sản; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn; sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thuỷ tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ; sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh. Việc công nhận nghề truyền thống, làng nghề có vai trò quan trọng trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động nông thôn, tạo việc làm và nâng cao đời sống của người dân. Tạo tiền đề phát triển sản phẩm OCOP và du lịch trãi nghiệm làng nghề tại địa phương.

Nguồn: Quyết định số 1266/QĐ-UBND, Quyết định số 1267/QĐ-UBND-HC ngày 7/12/2023

Nguyễn Hưng