Xuất bản thông tin

null Đồng Tháp: Triển khai thực hiện Chương trình Bảo tồn và phát triển làng nghề đến năm 2030

Chi tiết bài viết CHU TRUONG - CHINH SACH

Đồng Tháp: Triển khai thực hiện Chương trình Bảo tồn và phát triển làng nghề đến năm 2030

Ngày 19/10/2022, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Kế hoạch số 350/KH-UBND về triển khai thực hiện Chương trình Bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2030 (xem tại đây).

Làng nghề đan lục bình xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh gắn với khu di tích Xẻo Quýt

Mục tiêu chung của Kế hoạch là Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hoá truyền thống của các làng nghề. Khuyến khích, hỗ trợ các chủ thể sản xuất tại các làng nghề tích cực tham gia Chương trình OCOP, từng bước thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, gia tăng giá trị sản phẩm làng nghề; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, truyền thống, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

Theo đó, đến năm 2025, Đồng Tháp sẽ bảo tồn 16 làng nghề, làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền. Công nhận mới 04 làng nghề và 01 nghề truyền thống; phát triển 02 làng nghề, làng nghề truyền thống gắn với du lịch; trên 70% làng nghề, làng nghề truyền thống hoạt động có hiệu quả; 80% người lao động trong làng nghề được đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng tay nghề, kỹ năng vệ sinh an toàn lao động và kiến thức công nghệ thông tin cơ bảncó ít nhất 20% làng nghề, làng nghề truyền thống có sản phẩm được phân hạng theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); ít nhất 30% số làng nghề có sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Thu nhập bình quân của lao động tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020,… Đến năm 2030: Duy trì và bảo tồn 16 làng nghề, làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền; trên 80% làng nghề, làng nghề truyền thống hoạt động có hiệu quả; ít nhất 50% số làng nghề có sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;…

Kế hoạch đề ra 8 nhiệm vụ và giải pháp để triển khai thực hiện, gồm: Tổ chức tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức về bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống; Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho các làng nghề; Thành lập, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh tại các làng nghề; Phát triển sản phẩm tiêu biểu gắn với phát triển sản phẩm OCOP, du lịch trong xây dựng nông thôn mới; Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học, công nghệ; Hỗ trợ xúc tiến thương mại; Thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn; Tăng cường quản lý nhà nước đối với làng nghề, làng nghề truyền thống.

Tỉnh khuyến khích phát triển ý tưởng sản phẩm mới, dự án khởi nghiệp để phát triển các sản phẩm nghề truyền thống thông qua chương trình khởi nghiệp của thanh niên, sinh viên, học sinh. Hỗ trợ xây dựng trang thông tin điện tử giới thiệu sản phẩm, bán hàng trực tuyến; thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì đóng gói; xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý xuất xứ hàng hóa v.v..

Thảo Nguyên - Chi cục Phát triển nông thôn