Xuất bản thông tin

null Công nhận Làng nghề hoa giấy ở xã Tân Dương, huyện Lai Vung

Chi tiết bài viết CHUONG TRINH - DE AN

Công nhận Làng nghề hoa giấy ở xã Tân Dương, huyện Lai Vung

Ngày 03//11/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Quyết định số 1193/QĐ-UBND-HC công nhận Làng nghề hoa giấy ấp Tân Thuận A - Tân Thuận B, xã Tân Dương, huyện Lai Vung.

Ảnh Làng nghề hoa giấy ấp Tân Thuận A - Tân Thuận B, xã Tân Dương, huyện Lai Vung.

Theo Ủy ban nhân dân huyện Lai Vung, ấp Tân Thuận A và Tân Thuận B, xã Tân Dương là vùng tập trung trồng hoa kiểng, có điều kiện để phát triển kinh tế của địa phương. Đa số người dân sống trên địa bàn đều trồng hoa kiểng, phổ biến nhất là trồng hoa giấy. Hằng năm, địa phương sản xuất hàng triệu sản phẩm, cung ứng cho thị trường trong cả nước, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Nghề trồng hoa giấy ở địa phương đã có từ nhiều năm. Đến năm 2019, xã Tân Dương được công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới, cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn được hoàn thiện. Các tuyến đường được xây dựng thông thoáng, làng hoa Giấy được nhiều người biết đến hơn bởi vẻ đẹp rực rỡ, nhiều màu sắc, tạo nên dấu ấn riêng biệt.

Tổng số hộ dân sống trên địa bàn ấp Tân Thuận A và Tân Thuận B là 947 hộ. Trong đó, số hộ có tham gia trồng hoa giấy là 367 hộ. Tổng số lao động tham gia làm nghề 896 lao động.

Các loại sản phẩm chủ yếu của Làng nghề như: Hoa giấy ghép ngũ sắc, hoa giấy Cẩm thạch nhiều màu, hoa giấy nhập khẩu từ các nước, hoa giấy phục vụ trang trí và công trình đủ kích thước. Số lượng sản phẩm của Làng nghề đã tạo ra khoảng 20 - 25 triệu chậu hoa giấy/năm.

Ảnh Làng nghề hoa giấy ấp Tân Thuận A - Tân Thuận B, xã Tân Dương, huyện Lai Vung

Giá bán bình quân của các sản phẩm dao động từ 50.000 - 500.000 đồng/sản phẩm. Thị trường tiêu thụ chính của các sản phẩm Làng nghề là các khu đô thị trong nước. Thu nhập bình quân của 01 hộ làm nghề khoảng 15 - 20 triệu đồng/tháng. Thu nhập bình quân của người lao động tham gia làm nghề khoảng 8 triệu đồng/người/tháng.

Luỹ kế, toàn tỉnh đã có 39 làng nghề và làng nghề truyền thống đã được UBND Tỉnh công nhận. Các làng nghề hoạt động theo từng nhóm nghề khác nhau, trong đó: Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản (08 làng nghề); sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ (29 làng nghề); sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh (02 làng nghề).

Nguồn: 1193/QĐ-UBND-HC

Nguyễn Hưng