Xuất bản thông tin

null Hội nghị toàn quốc Văn phòng Điều phối Nông thôn mới các cấp năm 2023

Chi tiết bài viết CHUONG TRINH - DE AN

Hội nghị toàn quốc Văn phòng Điều phối Nông thôn mới các cấp năm 2023

LNV - Ngày 17/2, tại TP. Hải Phòng, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp & PTNT) phối hợp với UBND TP. Hải Phòng tổ chức Hội nghị toàn quốc văn phòng điều phối nông thôn mới các cấp năm 2023. Nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025.

Ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT, ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT, Phó chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng - Ông Nguyễn Đức Thọ đồng chủ trì hội nghị cùng đại diện các Cục/Vụ/Viện, lãnh đạo các địa phương, Sở/ban/ngành và hệ thống văn phòng điều phối các cấp.
Ủy viên Trung Ương Đảng, Bí thư thành Ủy Hải Phòng, Ông Lê Tiến Châu đến dự và chào mừng hội nghị. 
 

 

Bàn chủ trì Hội nghị & tổng quan hội nghị


Nông thôn mới cùng hệ thống văn phòng điều phối các cấp năm 2022
Đến nay, cả nước có 6.001/8.211 xã (73,08%) đạt chuẩn NTM, trong đó, có 958 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 113 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; bình quân cả nước đạt 16,9 tiêu chí/xã. Có 255 đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM (chiếm khoảng 39,6% tổng số đơn vị cấp huyện của cả nước). 18 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 100% số xã đạt chuẩn NTM; có 05 tỉnh (Nam Định, Đồng Nai, Hà Nam, Hưng Yên và Hải Dương) đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Hết năm 2022 đã có 8.867 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, trong đó 65,9% sản phẩm 3 sao, 33,2% sản phẩm 4 sao, 0,7% sản phẩm tiềm năng 5 sao và 20 sản phẩm 5 sao. 
Thực hiện nhiệm vụ được giao, trong năm 2022, Văn phòng Điều phối NTM Trung ương đã tham gia, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành 71 văn bản để thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025. Hoàn thành, đã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án phân bổ và giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương 5 năm giai đoạn 2021-2025 (Đợt 1: 27.000 tỷ đồng, Đợt 2: 3.000 tỷ đồng) và 2.050 tỷ đồng vốn nước ngoài bổ sung cho Chương trình NTM để thực hiện chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn (Do Bộ Y tế chủ trì, thực hiện tại 16 tỉnh của cả nước). Ông Ngô Trường Sơn, Chánh Văn phòng Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung Ương báo cáo tại hội nghị.

 

Bí thư thành ủy Hải Phòng – Ông Lê Tiến Châu chào mừng hội nghị


Nông thôn mới bước sang giai đoạn mới
 

 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ông Lê Minh Hoan mong muốn có cách tiếp cận mới hơn về chương trình nông thôn mới ở địa phương các đồng chí phải năng động trước.


Ngày 07/02/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị số 04/CT-TTg về việc định hướng phát triển quy hoạch kiến trúc nông thôn Việt Nam, tạo bản sắc và giữ gìn kiến trúc truyền thống. Theo đó, các nhiệm vụ về hoàn thiện về hệ thống các văn bản pháp luật; các văn bản hướng dẫn và các quy chuẩn, tiêu chuẩn, các giải pháp về quy hoạch trong thời gian tới cũng đã được đặt ra nhằm gắn xây dựng nông thôn mới với quá trình đô thị hóa; để nâng cao công tác quản lý, phù hợp và thể chế hóa định hướng lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về quy hoạch, kiến trúc hướng tới việc xây dựng nông thôn mới giàu bản sắc, hiện đại và bền vững. 
 

 

Ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phát biểu chỉ đạo hội nghị.


Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề nghị: cần tập trung đề xuất phương thức, cách thức, giải pháp triển khai để phát huy hiệu quả thực hiện quy hoạch trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025, cụ thể: Quán triệt nội dung Chỉ thị số 04/CT-TTg và đẩy mạnh công tác tổ chức triển khai quy hoạch trong xây dựng NTM; thống nhất quan điểm và nội dung để gắn kết giữa quy hoạch nông thôn mới với quá trình đô thị hóa; đề xuất giải pháp để tập trung thực hiện hoàn thành quy hoạch xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 phù hợp với đặc thù của các vùng miền (đồng bằng, miền núi, hải đảo…)
 

 

Ông Ngô Trường Sơn, Chánh Văn phòng Văn phòng Điều phối NTM TW báo cáo tại Hội nghị


Theo đó, hệ thống Văn phòng Điều phối nông thôn mới các cấp cần tập trung tham mưu thực hiện tốt những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau: (i) Kế thừa bộ máy đã được xây dựng giai đoạn 2016 - 2020; đảm bảo đồng bộ, thống nhất về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, đảm bảo chuyên trách, chuyên nghiệp, ổn định, bền vững nhưng không làm phát sinh tổng biên chế được giao, trong đó, cần chú trọng biệt phái cán bộ đểthực hiện nhiệm vụ; (ii) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thống nhất nhận thức, thay đổi tư duy cho cán bộ và người dân về thực hiện xây dựng NTM gắn với xây dựng “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”. Đặc biệt là phát triển kinh tế nông thôn theo hướng chuyển từ đơn giá trị sang đa giá trị; (iii) Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng NTM các cấp; (iv) Tiếp tục phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng NTM nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế để đẩy nhanh tiến độ, hiệu quả Chương trình; (v) Văn phòng Điều phối NTM cấp tỉnh tập trung tham mưu Ban Chỉ đạo, UBND cấp tỉnh hoàn thành việc ban hành Kế hoạch triển khai 06 chương trình chuyên đề. (vi) Phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho cấp có thẩm quyền sớm phê duyệt phương án phân bổ kế hoạch vốn ngân sách trung ương; (vii) Tiếp tục tăng cường các hoạt động vận động các nhà tài trợ quốc tế, các Tổ chức phi chính phủ  các doanh nghiệp hỗ trợ nguồn lực, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện các nội dung của Chương trình. (viii) Hệ thống Văn phòng Điều phối nông thôn mới cần tích cực tham mưu Ban Chỉ đạo các cấp tổ chức các đoàn công tác đi kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình; tham mưu triển khai các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2023 đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ. 

Xây dựng nông thôn mới giàu bản sắc hiện đại, phồn vinh, hạnh phúc 

Trong định hướng phát triển kinh tế của TP Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045, xây dựng nông thôn mới được Đảng bộ Thành phố xác định là mục tiêu quan trọng hàng đầu, phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và ưu tiên nguồn lực, mục tiêu đến năm 2025 có 100% số xã cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu. Tính đến nay, TP Hải Phòng đã có 5/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, 2 huyện được Bộ Nông nghiệp và PTNT trình Thủ tướng Chính phủ, 137/137 xã đạt chuẩn nông thôn mới trong đó 42 xã được đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, và 22 xã hoàn thành tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu. Kết quả Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM đã thực sự làm thay đổi da thịt cho khu vực nông thôn của thành phố, đời sống vật chất nâng cao rõ rệt. Trong những năm qua, Hải Phòng đã có bước phát triển mạnh mẽ, khẳng định được là thành phố cảng, đầu mối giao thông quan trọng vai trò cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc. Theo Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu.
 

 Ông Nguyễn Xuân Hùng – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang


Còn ông Nguyễn Xuân Hùng - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang: Tỉnh đã xác định mục tiêu “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng dịch vụ giữa nông thôn - thành thị, từng bước hướng tới nông thôn mới thông minh”. Trong đó tỉnh đề xuất một số giải pháp (i) Tiếp tục đẩy mạnh  công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung và triển khai thực hiện các  nhiệm vụ chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn (ii); Tập trung phát triển xã hội số trong xây dựng nông thôn mới và huy động đa dạng nguồn vốn để thực hiện kế hoạch chuyển đổi số gắn với thực hiện hiệu quả các chính sách, chương trình, đề án,  dự án liên quan đến thực hiện chuyển đổi số. (iii) Nghiên cứu, xây dựng và triển khai mô hình thí điểm chuyển đổi số hướng tới xã nông thôn mới thông minh trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2023-2025 theo hướng: Địa phương có thế mạnh về kinh tế thì ưu tiên lựa chọn theo hướng thí điểm về mô hình kinh tế số; địa phương có thuận lợi về điều kiện văn hoá - xã hội thì ưu tiên thí điểm về mô hình xã hội số; đồng thời phát triển mô hình chính quyền số hoặc xây dựng mô hình thí điểm toàn diện.

 

Ông Cao Văn Cường – Giám đốc sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa


Ông Cao Văn Cường – Giám đốc sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa chia sẻ:  Đến nay tỉnh đã có 317 sản phẩm OCOP tại 193 xã, phường, thị trấn thuộc 27 huyện, thị xã, thành phố, của 226 chủ thể (gồm 56 doanh nghiệp, 76 hợp tác xã, 9 tổ hợp tác, 85 hộ sản xuất kinh doanh). Trong đó, có 01 sản phẩm đạt 5 sao (mắm tôm Lê Gia)… Để thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng NTM và các Chương trình chuyên đề giai đoạn 2021-2025, tỉnh Thanh Hóa đề nghị Trung ương cần tăng cường công tác lãnh, chỉ đạo thực hiện các Chương trình và thường xuyên tổ chức tập huấn kiến thức, nâng cao năng lực thực hiện Chương trình OCOP và chương trình phát triển du lịch cho cán bộ địa phương và tổ chức cho các địa phương tham quan, học tập các mô hình hay, hiệu quả trong và ngoài nước. Tiếp tục quan tâm chỉ đạo và thí điểm các mô hình, dự án, đề án điểm tại Thanh Hóa như: mô hình chuyển đổi số, thí điểm các trung tâm sáng tạo phát triển sản phẩm, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong phát triển sản phẩm OCOP, các mô hình phát triển du lịch nông thôn...
Ngoài ra, theo tiến độ, mục tiêu của chương trình, nhiều đại biểu bày tỏ quan điểm về thực hiện các chính sách, cơ cấu vốn đầu tư – lồng ghép các chương trình mục tiêu, chương trình chuyên đề, cũng như vai trò của văn phòng điều phối trong chương trình. 
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Nông thôn mới phải trở thành khát vọng vươn lên thay đổi diện mạo nông thôn
Ghi nhận các ý kiến tham luận, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ông Lê Minh Hoan: Chương trình Nông thôn mới là chương trình mục tiêu đưa đất nước ta trở thành đất nước công nghiệp, hiện đại, đầy đủ tiện nghị, đặc biệt là các vùng nông thôn. 
 

 
Bộ trưởng mong muốn chúng ta có cách tiếp cận mới hơn về chương trình nông thôn mới ở địa phương, chúng ta muốn làm nông thôn mới an ninh trật tự thì Bộ công an là người triển khai. Từ Hội nghị Hải Phòng chúng ta nhìn lại các cấp cơ sở, lấy sự năng động của các cấp cơ sở để triển khai. Đồng thời, nhìn lại cách tiếp cận nông thôn mới, ý nghĩa của chương trình.
Xây dựng nông thôn mới phải trở thành khát vọng vươn lên thay đổi diện mạo nông thôn, là sức sống mới, hài hòa bản sắc. Cái chúng ta cần hồi sinh đó chính là sức sống cộng đồng, tri thức, hạnh phúc, sự gắn kết của cộng đồng để người dân đứng lên xây dựng nông thôn mới.  Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh. 
Bộ trưởng cho rằng, chương trình OCOP cần tạo được việc làm cho người dân nông thôn, có những câu chuyện OCOP cần nghiên cứu về thông điệp, khẩu hiệu. Đặc biệt không gian OCOP dành cho thảo dược còn lớn vô cùng lớn, mỗi sản phẩm đều tạo được giá trị gia tăng hơn nữa, những dòng sản phẩm OCOP như dược liệu, gia vị…
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị, hệ thống văn phòng điều phối Nông thôn mới các cấp phải là cánh tay nối dài cho văn phòng Trung Ương, Ban chỉ đạo (cụ thể là tổ chỉ đạo Nông thôn mới) về thông tin cập nhật, phản ánh - đề xuất kịp thời các vấn đề của địa phương cũng như triển khai hiệu quả các nội dung đảm trách./.

Nguồn: Tạp chí điện tử Làng nghề Việt Nam